• son-ma-kem-dich-vu-vivablast
  • son-ma-kem-dich-vu-vivablast
  • son-ma-kem-dich-vu-vivablast
  • son-ma-kem-dich-vu-vivablast

Những loại sơn mạ kẽm 2 thành phần nào phổ biến nhất hiện nay?

Sơn mạ kẽm 2 thành phần có độ bền cao nên đáp ứng được nhu cầu bảo vệ các công trình lớn. Hơn nữa, loại sơn này không kén bề mặt thi công nên có thể ứng dụng ở nhiều nơi. Vậy sơn mạ kẽm có khả năng gì? Những loại sơn nào được ứng dụng nhiều hiện nay? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc này.

Sơn mạ kẽm 2 thành phần có mục đích sử dụng là gì?

Sơn mạ kẽm sở hữu những ưu điểm vượt trội như có độ bám dính và liên kết với bề mặt cao, không cần sơn lót, độ bền màu tốt, có khả năng kháng tia UV và hoạt động tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ngoài ra, sơn hai thành phần còn tạo ra lớp phủ trên bề mặt rắn chắc, có thể chống ăn mòn, chống gỉ và oxy hóa. 

Sơn 2 thành phần thường được ứng dụng để bảo vệ các công trình có kết cấu sắt thép. Hơn nữa, lớp phủ mạ kẽm còn có thể sử dụng trên chất liệu thép mạ kẽm, thủy tinh, inox, nhôm, nhựa, ngói, bê tông…

Sơn mạ kẽm 2 thành phần có thể hoạt động tốt ở khu vực trong nhà, ngoài trời, đường ống, cửa sắt, cầu cống, biển báo giao thông… Sơn còn có một số khả năng như: 

  • Chống ăn mòn rất tốt.
  • Chịu mài mòn, xâm thực cao.
  • Độ che phủ bề mặt tốt, thích hợp với những công trình có quy mô lớn.
  • Sơn mạ kẽm có thời gian khô rất nhanh và bề mặt rất cứng
  • Chịu nước, chịu dung môi, chịu hóa chất tốt
  • Khả năng bám dính rất tốt trên bề mặt sắt thép đã được làm sạch đúng tiêu chuẩn.
  • Màu sắc đa dạng.

Những loại sơn mạ kẽm 2 thành phần phổ biến được ứng dụng nhiều hiện nay

Vì ưu điểm vượt trội nên sơn mạ kẽm 2 thành phần được ứng dụng rất nhiều. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sơn giàu kẽm khác nhau. Dưới đây là một số loại sơn giàu kẽm thông dụng, có thể sử dụng trong nhiều công trình.

Sơn mạ kẽm chống rỉ cơ sở nhựa Epoxy thương hiệu Đại Bàng

Đây là dòng sơn được chế tạo trên cơ sở nhựa Epoxy, kết hợp thêm một số thành phần như: bụi kẽm, dung môi hữu cơ và các phụ gia đặc biệt. Sơn có tính chống ăn mòn và xâm thực cao. Sơn chịu được những tác động mạnh của các chất như axit, muối biển… 

Vì thế, sơn mạ kẽm epoxy của thương hiệu Đại Bàng thường được dùng làm lớp lót chống rỉ cho các công trình cầu cống, thiết bị máy móc trong nhà xưởng, công trình ven biển, vỏ tàu biển… 

sơn mạ kẽm

Sơn mạ kẽm Epoxy Jotun Resist 86 chống rỉ hai thành phần

Sơn mạ kẽm chống rỉ Epoxy 2 thành phần Jotun Resist 86 là loại sơn gốc Epoxy có trọng lượng phân tử cao, đóng rắn bằng Polyamide. Loại sơn này chịu nhiệt độ khô lên tới 540 độ C. Tuy nhiên, loại sơn này chỉ thích hợp dùng làm lớp sơn phủ bề mặt của vật liệu thép carbon, nhôm, thép tráng kẽm, thép sơn chống rỉ tạm thời, bê tông và bề mặt phun kẽm nóng. 

Sản phẩm sơn mạ kẽm Jotun phù hợp với tiêu chuẩn ASTM D520 type II. Sơn cũng được thử nghiệm và đánh giá chất lượng theo chuẩn NORSOK M-501, Rev. 5 – Hệ số 1. 

Sơn mạ kẽm chống rỉ, chống ăn mòn Epoxy Joton Jones Epoxy Zinc Rich

Jones Zinc-R là loại sơn lót Epoxy hai thành phần có khả năng chống ăn mòn. Loại sơn này chứa bột kẽm đóng rắn bằng Polyamide, phù hợp với kết cấu thép của công trình biển, thủy lợi, nhà máy hóa chất… Sơn mạ kẽm Joton Jones có màu xám kẽm, độ rắn tối thiểu 75%, chất pha loãng cần thiết là Jothinner – 301.

sơn mạ kẽm

Lưu ý, nếu sơn dính vào da, bạn cần dùng dung môi thích hợp để chùi sạch, sau đó dùng nước và xà phòng để rửa sạch. Trong quá trình vận chuyển sơn cần phải thật cẩn thận để tránh đổ. Nếu sơn đổ ra ngoài cần phải dùng đất hoặc cát để thu gom.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được đặc tính của sơn mạ kẽm 2 thành phần và một số loại sơn phổ biến. Những loại sơn trên có thể ứng dụng được trên nhiều loại công trình. Tuy nhiên, bạn nên xem xét mục đích phủ sơn để chọn loại sơn mạ kẽm phù hợp nhất.

Đọc thêm: Sơn epoxy chống cháy – cứu tinh của các công trình kết cấu thép

Blog at WordPress.com.

Design a site like this with WordPress.com
Get started