• son-ma-kem-dich-vu-vivablast
  • son-ma-kem-dich-vu-vivablast
  • son-ma-kem-dich-vu-vivablast
  • son-ma-kem-dich-vu-vivablast

Sơn chống cháy cho kết cấu thép và những tiêu chuẩn quan trọng cần biết

sơn chống cháy cho kết cấu thép

Sơn chống cháy cho kết cấu thép là giải pháp chống cháy được áp dụng ở nhiều nhà xưởng, khu công nghiệp, các xí nghiệp và công trình lớn. Vậy sơn chống cháy cho kết cấu thép có đặc điểm gì? Tiêu chuẩn của loại sơn này như thế nào? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn biết thêm thông tin về loại sơn chống cháy này.

Tìm hiểu cách ứng dụng sơn chống cháy cho kết cấu thép của các công trình hiện nay

Đầu tiên, chúng tôi sẽ nói về đặc điểm của sơn chống cháy cho kết cấu thép. Tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu 5 giải pháp có thể kết hợp với biện pháp chống cháy này. Cuối cùng là tiêu chuẩn thực hiện sơn chống cháy.

Đặc điểm của sơn chống cháy cho kết cấu thép là gì?

Thành phần của sơn chống cháy cho kết cấu thép gồm nhựa Epoxy, chất chống cháy Poly Phosphor, dung môi hữu cơ và chất tạo xốp cách nhiệt. Các thành phần có trong sơn sẽ làm chậm quá trình gia nhiệt và lan tỏa của lửa. Sơn chống cháy cũng có tác dụng làm giảm thải khí độc thoát ra từ đám cháy. Lớp sơn sẽ bảo vệ kết cấu thép trong thời gian nhất định, tránh tình trạng thép bị đun nóng và đổ vỡ.

sơn chống cháy cho kết cấu thép

Sơn chống cháy cho kết cấu thép còn được kết hợp với những giải pháp nào?

Sơn chống cháy cho kết cấu thép có thể kết hợp với những biện pháp chống cháy khác để tăng hiệu quả chống cháy:

  • Lớp phủ intumescent

Những lớp phủ này còn được gọi là sơn intumescent. Lớp phủ intumescent có thể mở rộng gấp 100 lần độ dày ban đầu để bảo vệ kết cấu thép khỏi ngọn lửa. Các lớp phủ intumescent sẽ tự động phát sinh phản ứng hóa học và trương phình khi tiếp xúc với nhiệt độ cực cao. Sản phẩm này được áp dụng giống như sơn chống cháy cho kết cấu thép.

sơn chống cháy cho kết cấu thép
  • Làm mát đối lưu lỏng

Giải pháp chống cháy này lần đầu tiên được cấp bằng sáng chế vào thế kỷ 19. Nếu sơn chống cháy cho kết cấu thép được phủ bên ngoài bề mặt thì phương pháp chống cháy này sẽ được lắp đặt bên trong cấu trúc thép. Nếu có lửa, nước mát sẽ chạy đều vào phần cấu trúc thép bị ảnh hưởng bởi đám cháy và hạ nhiệt cho cấu trúc.

  • Tấm dập lửa

Tấm dập lửa được thiết kế cho các nhu cầu cụ thể và có thể được sử dụng làm vật liệu chống cháy. Phương pháp này rất thực tế, nhưng được sản xuất với số lượng hạn chế. Phương pháp này đáp ứng hầu hết tất cả các tiêu chuẩn và mã an toàn. Tấm dập lửa có thể chịu được nhiệt độ lên đến 700 độ C mà không bị chảy, không cháy, không co. Nếu sơn chống cháy cho kết cấu thép sẽ giúp hạn chế sự lây lan của ngọn lửa thì tấm dập lửa sẽ giúp dập lửa và bảo vệ cơ thể. Khi đám cháy xảy ra, người ở trong đám cháy có thể choàng tấm dập lửa lên người và tìm đường thoát.

  • Chống cháy bảng cứng

Chống cháy bảng cứng có độ dày khác nhau và có thể dễ dàng lắp đặt trong quá trình thi công, lắp đặt sàn thép và dầm. Các bảng này có khả năng chống ẩm và chống cháy tốt. Bảng cứng có thể cách nhiệt và cách âm.

  • Bê tông khí chưng áp

Bê tông khí hấp có thể tăng cường và cung cấp khả năng chống cháy khi cần thiết. Loại bê tông này có thể chịu được mức nhiệt lên đến 1200°C và không bắt lửa nên hạn chế được thiệt hại. Khi bị phun nước đột ngột để dập lửa, kết cấu của bê tông không thay đổi..

Sử dụng sơn chống cháy thụ động có những lợi ích và hạn chế nào cần lưu ý?

Xem thêm tại nguồn: giaiphapsonphun.com

Tiêu chuẩn thực hiện sơn chống cháy cho kết cấu thép áp dụng chung 

  • Bước 1: Kiểm tra các quy định, thông tin kỹ thuật của vật liệu được sử dụng trong công trình.
  • Bước 2: Tiến hành đo lường và thiết kế lưới (nếu có) sao cho phù hợp theo kết cấu công trình.
  • Bước 3: Xác định độ dày phun sơn phù hợp kết cấu, đáp ứng yêu cầu chống cháy của công trình.
  • Bước 4: Lên kế hoạch triển khai cũng như bố trí nhân lực.
  • Bước 5: Đảm bảo các lớp phủ được thi công đúng theo thông số nhà sản xuất đưa ra. Đảm bảo mọi bề mặt của lưới đều được phủ lớp sơn chống cháy cho kết cấu thép đầy đủ nhất đối với các công trình có yêu cầu lưới.
  • Bước 6: Theo dõi và kiểm tra lớp phủ nghiêm ngặt trong suốt quá trình thi công được thực hiện bởi nhân sự có chuyên môn.
  • Bước 7: Sơn dặm lại những vùng chưa đạt chất lượng yêu cầu.
  • Bước 8: Để lớp sơn khô theo như thông số kỹ thuật sản phẩm, và không tác động vào bề mặt.
  • Bước 9: Hoàn tất quy trình, tiến hành nghiệm thu sản phẩm.

Bên trên là những tiêu chuẩn quan trọng khi thực hiện thi công sơn chống cháy cho kết cấu thép. Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác nếu muốn biết thêm về các biện pháp chống cháy.

One response to “Sơn chống cháy cho kết cấu thép và những tiêu chuẩn quan trọng cần biết”

Leave a comment

Blog at WordPress.com.

Design a site like this with WordPress.com
Get started